COLUMN

Mục tin

Vol.1

Đồng phục được sử dụng vào mục đích gì?

Xin chào! Tôi là SASAYAMA, Giám đốc công ty UNIMAX SAIGON. Tôi đã nhận nhiệm sở tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2005 với vai trò là giám đốc đời thứ 5 với thời gian nhiệm kỳ 05 năm. Sau đó, tháng 4 năm 2016 tôi lại được tái bổ nhiệm toàn thời gian với vai trò là giám đốc đời thứ 8, bây giờ mới được hơn 03 năm. Nếu tính luôn thời gian làm việc tại Thiên Tân (Trung Quốc), tôi đã có hơn 10 năm thâm niên làm giám đốc nhà máy may. Ngày nghỉ sáng chủ nhật, tôi dành thời gian chơi Golf, sau đó thưởng thức thịt nướng, massage lành mạnh, đầy thỏa mãn với cuộc sống ở TP.Hồ Chí Minh.

Hiện tại, dù trong số độc giả các bạn đang ở đây với chức danh giám đốc, trưởng bộ phận quản lý nhưng ở Nhật đã làm những công việc kinh doanh, quản lý sản xuất, nên lần đầu tiên khi tiếp nhận công việc tại Việt Nam hẳn có người đã ngạc nhiên vì “mình phải làm những công việc như thế này à?”

Công việc yêu cầu phải mặc đồng phục chẳng phải là một trong số những điều lạ lẫm đó hay sao chứ? Theo hình dung của chúng ta, ngày thường người Nhật đi làm với bộ com-ple hoặc đồng phục nhà máy, ngày nghỉ thì mặc đồ thời trang do vợ mua. Với thói quen về trang phục như thế, bỗng nhiên nếu được ai yêu cầu chọn đồng phục cho mình thì có lẽ đó là câu chuyện khó rồi. Tuy thế, bạn cũng thường xuyên được nhân viên cấp dưới đề nghị loại trang phục thoải mái hơn, tốt hơn. Những lúc ấy, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đồng phục 32 năm như tôi sẽ hướng dẫn những kiến thức, hiểu biết để các bạn có thể tự mình xác lập tiêu chuẩn chọn lựa.

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu tại sao phải cho nhân viên mặc đồng phục nhé. Việc mặc đồng phục, ngoài ý nghĩa của “sự đồng nhất”, “một phần của phúc lợi”, tôi muốn nói ở đây là quan niệm ở phía yêu cầu mặc đồng phục của người lãnh đạo. Các bạn là lãnh đạo, thế nên việc yêu cầu mặc đồng phục chính là “nâng cao thành tích của doanh nghiệp”. Để nâng cao thành tích doanh nghiệp, không còn cách nào khác ngoài ① nâng doanh thu và ② giảm chi phí. Hãy suy nghĩ kỹ xem, đồng phục công ty bạn thuộc cái nào trong 02 tiêu chí này. Nếu điều này chưa xác định rõ, việc chọn đồng phục sẽ khó khăn, nên hết sức lưu ý.

  1. ① Yếu tố để nâng cao doanh thu, đầu tiên phải kể đến hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Trong hoạt động bán hàng và tiếp xúc khách hàng, hình ảnh công ty là yếu tố cực kỳ quan trọng. Kinh phí phải được xem như một phần dùng cho chi phí quảng cáo chứ không phải phúc lợi xã hội. Đồng thời, để nâng cao uy tín doanh nghiệp, phải thể hiện hình ảnh bên ngoài của nhà máy, thông qua sự nhận biết khác nhau của nhân viên và khách hàng bởi các tổ chức tài chính, từ đó giành lấy sự tin dùng của khách hàng.
  2. ② Yếu tố để giảm chi phí chính là nâng cao hiệu suất thao tác. Không có những đồng phục thoải mái, an toàn, nhân viên không gắn kết đồng nhất, công việc sẽ không đạt hiệu suất cao. Bên cạnh đó, tùy vào loại công việc khác nhau (ngành thực phẩm, sản xuất linh kiện điện tử), loại đồng phục lao động khác nhau sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, thêm nữa, nếu mất an toàn lao động, đưa đến nguy cơ phát sinh thêm chi phí ngoài dự liệu trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Ở mức độ nào đó, nếu nghĩ đồng phục là phúc lợi xã hội, thì tùy số tiền chúng ta đầu tư vào đó bao nhiêu, giá trị mang lại cho doanh nghiệp sẽ khác bấy nhiêu.
Dù không thấy được bằng mắt hay tính toán được, nhưng trước hết hãy tìm hiểu xem hiệu quả của đồng phục là gì, nó mang lại thành tích kinh doanh gì cho bản thân doanh nghiệp chúng ta, để chọn lựa theo mong muốn.

AUTHOR
Mr. Sasayama Yuji
Giám đốc UNIMAX SAIGON CO., LTD
Tôi đã nhận nhiệm sở tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2005 với vai trò là giám đốc đời thứ 5 với thời gian nhiệm kỳ 05 năm. Sau đó, tháng 4 năm 2016 tôi lại được tái bổ nhiệm toàn thời gian với vai trò là giám đốc đời thứ 8, bây giờ mới được hơn 03 năm. Nếu tính luôn thời gian làm việc tại Thiên Tân (Trung Quốc), tôi đã có hơn 10 năm thâm niên làm giám đốc nhà máy may.